Nguyên nhân gà đá bị khò khè

Gà đá bị khò khè – Nguyên nhân và cách chữa đờm hiệu quả nhất

Gà đá bị khò khè là căn bệnh thường hay gặp phải khiến cho gà trở nên ủ rũ, mệt mỏi, thể lực giảm sút. Vậy nguyên nhân và cách chữa đờm hiệu quả như thế nào?

Sau những trận đấu về, đặc biệt là mùa đông, gà gặp phải tình trạng thở khò khè, mệt mỏi, không còn sung mãn được như trước. Nếu chiến kê bị bệnh này, cần phải làm gì để chữa trị dứt điểm. Trong bài viết này, hãy cùng Japps 1879 tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Nguyên nhân gà đá bị khò khè

Để chữa trị đúng cách trước tiên bạn cần chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh cho chiến kê là đến từ đâu. Dưới đây, Japps 1879 sẽ liệt kê một vài tác nhân gây bệnh để bạn tham khảo nhé.

Nguyên nhân gà đá bị khò khè
Nguyên nhân gà đá bị khò khè

Chất thải của gà nhiễm bệnh

Trong đàn gà được nhốt cùng chuồng trại có một hoặc nhiều con gà đã bị nhiễm bệnh. Phân của chúng khi thải ra cũng sẽ chứa vi khuẩn bên trong. Ngoài ra, chuồng trại không được vệ sinh thường xuyên khiến cho thức ăn hay dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm bẩn dẫn đến lây truyền cho những con khác.

Di truyền từ gà mẹ

Cũng tương tự như con người, gà cũng có yếu tố di truyền mẹ sang con. Trước khi đẻ trứng, gà mẹ đã bị nhiễm bệnh, do đó khi gà con nở ra đã bị khò khè bởi vi khuẩn bám trên trứng.

Gà đã từng nhiễm bệnh

Những con gà đã từng mắc bệnh, dù đã được chữa khỏi nhưng vẫn mang trong cơ thể mầm bệnh. Các con vi khuẩn này ngay khi gặp cơ thể của một chú gà mới sẽ ngay lập tức tấn công để sinh sôi phát triển.

Gà đã từng nhiễm bệnh
Gà đã từng nhiễm bệnh

Vệ sinh gà không đúng cách

Sau những trận đấu gay cấn, gà đá thường trở về với thương tích đầy mình. Nếu bạn không chăm sóc đúng cách, lau người cho gà bằng nước ấm và xoa bóp thuốc cho gà sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng gà bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến sức đề kháng. Từ đó gà dễ bị khò khè, khó thở.

Cách chữa đờm cho gà đá bị khò khè

Sau khi đã nắm được nguyên nhân nguồn gây bệnh, bước tiếp theo cần làm đó là lựa chọn được một phương pháp chữa trị phù hợp nhất cho gà. Dưới đây, là cách chữa trị cho một vài dấu hiệu thường gặp.

Gà chảy nước mũi

Nếu thấy gà có dấu hiệu chảy nước mũi, hãy lập tức cho gà uống nước gừng tươi để làm ấm cơ thể. Cách này được nhiều anh em sư kê áp dụng và mang lại hiệu quả rất tốt. Bạn áp dụng cho gà uống mỗi ngày 2 lần kéo dài từ 2 đến 3 ngày thì hiện tượng gà đá bị khò khè, chảy nước mũi sẽ giảm rõ rệt.

Xem thêm:

Gà có nhiều đờm

Gà đá bị khò khè và có nhiều đờm thì lúc này bạn đã để gà bị nặng rồi đấy. Gà có dấu hiệu thở khó hơn, bỏ ăn, không di chuyển nhiều mà chỉ nằm ủ rũ một chỗ. Nếu không kịp thời chữa trị mà để tình trạng kéo dài, gà rất dễ sẽ chết.

Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh cho gà theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu nên sử dụng thuốc Ery. Cách dùng mỗi ngày 1 viên, chia đôi cho 2 lần uống và dùng liên tục từ 2 đến 3 ngày. Sau đó kiểm tra xem tình trạng khò khè có giảm hay không.
  • Nếu phương pháp đầu tiên không hiệu quả thì bước hai sử dụng đến thuốc Hen đỏ Thái Lan. Thuốc này được đánh giá chữa khò khè rất hiệu quả tuy nhiên liều khá nặng nên bạn chỉ nên sử dụng khi đã thử hết các cách ở trên.
Gà có nhiều đờm
Gà có nhiều đờm

Vậy là Japps 1879 đã chia sẻ đến bạn về Gà đá bị khò khè – Nguyên nhân và cách chữa đờm hiệu quả nhất. Mong rằng trong khuôn khổ bài viết có thể giúp bạn khắc phục triệt để được hiện tượng này.

Nguồn: Japps 1879